La kinh tiếng việt đế gỗ mít 1 mặt xoay:
1. Đây là loại La kinh phiên bản mới, có thêm bọt thủy (thước thủy thăng bằng để cân bằng la kinh).
– La kinh Laido được Việt hoá. Các vòng được sắp xếp theo cách giản tiện nhất, quy về một cách xem để dễ sử dụng cho người mới học.
– Mặt la kinh: được làm bằng hợp kim.. Chống rỉ và chống được ăn mòn khi bị tác động bởi ngoại cảnh (ở mức cho phép).
– Kim thiên trì là kim chỉ nam: (mũi tên chỉ về phương nam – 180 độ)
– Công nghệ in: Chuẩn, độ sắc nét cao, không bị phai khi sử dụng.- Thân la kinh (đế) và bàn xoay: Làm bằng gỗ mít.
– Kích thước: 15cm x15cm.
2. Gỗ mít: Gỗ mít là một loại gỗ có tính chất cơ lý ổn định, không cong vênh, ít bị mối mọt. Gỗ có màu vàng sáng, để lâu ngả thành màu đỏ sẫm, có mùi thơm nhẹ, mềm, dẻo, nhẹ. Gỗ mít được dùng rộng rãi trong đời sống của người dân Việt xưa. Trong đời sống tâm linh cây mít được xếp vào là một trong những loại cây thiêng, có nguồn gốc từ trong Văn hóa ấn Độ với tên gọi là Paramitra, khi nhập vào đời sống Văn hóa Việt Nam được gọi tắt là mít. Gỗ mít dùng tạc tượng, tiện khuôn đóng oản và làm nhiều đồ thờ cúng khác, tuyệt đối không làm bằng các loại gỗ tứ thiết (đinh, lim, sến, táu). Đồ bằng gỗ mít dùng càng lâu càng bóng và đẹp. Trong dân gian còn quan niệm rằng trồng mít trong đất ở sẽ như có được một vị thần che chở cho Gia đình. Sở hữu một món đồ làm từ gỗ mít cũng biểu tượng cho sự may mắn và an lành.
Ảnh đế gỗ mít:
3. Số vòng La Kinh tiếng việt.
Vòng 1: Thiên trì. Dùng để xác định phương vị. Kim thiên trì luôn chỉ hướng Nam, 180độ.
Vòng 2: Tám quẻ tiên thiên (Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly, Khôn Đoài).
Vòng 3,4: Vòng Hậu thiên, Tám hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Nam) và độ số hậu thiên của tám quẻ (Nhất Khảm, nhì Khôn,tam Chấn, tứ Tốn, Ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly).
Vòng 5,6: Tam nguyên long (Thiên nguyên long, Địa nguyên long và Nhân nguyên long) và âm dương, độ số dùng cho kiêm hướng trong Huyền không phi tinh.
Vòng 7,8: Hai mươi tư sơn hướng (chính châm) và phân âm dương (âm dương long).
Vòng 9: Vòng nạp giáp.
Vòng 10: Phương kiếp sát.
Vòng 11: Hoàng tuyền (8 can, 4 quái và 12 địa chi).
Vòng 12: Vòng Trung châm nhân bàn.
Vòng 13: Vòng Phùng châm thiên bàn.
Vòng 14: 60 long thấu địa (60 phân kim).
Vòng 15 đến 22: Bát biến du niên hay là Bát trạch phối quái hậu thiên.
Vòng 23: Xuyên sơn 72 long.
Vòng 24: 120 phân kim.
Vòng 25: Hai tám sao.
Vòng 26: Độ số (được chia nhỏ đến từng độ).
Vòng 27,28: Vòng tràng sinh (vòng âm và vòng dương thuận nghịch).
Vòng 29,30: Vòng phúc đức và cách khởi phúc đức (theo Bát trạch minh cảnh).
Reviews
There are no reviews yet.